Thi đấu chuyên nghiệp Dota_2

Trong một bài báo năm 2008 của trang trò chơi điện tử Gamasutra, cây viết Michael Walbridge đã đề cập rằng Dota là mod chơi phổ biến nhất thế giới, là giải đấu thể thao điện tử nổi tiếng nhất, đặc biệt phổ biến tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ[52]. Erik Johnson từng bình luận trong một bài phỏng vấn rằng việc mở rộng trò chơi qua hệ thống LAN đã cho phép tổ chức những giải đấu có quy mô nhỏ hơn, độc lập hơn và có giải thưởng ít hơn[23].

Để đảm bảo quá trình thay đổi từ Dota sang Dota 2, Valve đã mời 16 trong số những đội chơi xuất sắc nhất thế giới quy tụ tại một giải đấu mang tên The International, tổ chức lần đầu tiên bởi Gamescom ở Koln, Đức trong đó giải thưởng cho nhà vô địch là 1 triệu $[53]. The International trở thành một sự kiện thường niên, song địa điểm tổ chức được rời tới Seattle, Washington, Mỹ[54]. Hàng năm, The International vẫn luôn giữ danh hiệu là giải đấu thể thao điện tử có tổng số tiền thưởng cao nhất. Tới năm 2014, The International 4 đã phá mọi kỷ lục để trở thành giải đấu có tổng số tiền thưởng cao nhất (lên tới gần 11 triệu $ trong đó có 8 triệu là từ đóng góp của người chơi trên toàn thế giới) với nhà vô địch được trao tới 5 triệu $[55].

Kể từ The International, hàng loạt các giải đấu đã được tổ chức với việc đổi từ Dota sang Dota 2, trong đó có cả giải đấu nổi tiếng Electronic Sports World Cup[56]. DreamHack sau đó cũng bắt đầu tài trợ cho Dota 2 kể từ năm 2011, chỉ sau hơn 1 năm khi họ tài trợ cho 2 trò chơi chiến thuật thời gian thực đình đám khác là Heroes of NewerthLeague of Legends[57]. Chỉ sau 1 năm kể từ ngày phát hành bản thử nghiệm, Dota 2 đã trở thành trò chơi có giải thưởng cao thứ 2 trong hệ thống các giải đấu thể thao điện tử, chỉ sau StarCraft II[58]. Dota 2 trở thành hạng mục chính thức của World Cyber Games kể từ năm 2012[59]. Sau đó, The Electronic Sports League cũng bắt đầu tổ chức giải đấu Dota 2 mang tên RaidCall EMS One vào năm 2013, trở thành giải đấu Dota 2 độc lập lớn nhất của năm[60].

Ngày 24 tháng 4 năm 2015, Valve tuyên bố sẽ tổ chức định kỳ hàng năm 4 giải đấu lớn gọi là Major theo từng mùa, trong đó giải mùa hè sẽ là The International[61]. Các giải Major này đều có số tiền thưởng lớn và tiếp tục được làm theo mô hình của The International song với quy mô nhỏ hơn. Giải đấu Major đầu tiên là giải mùa thu 2015 được Valve tổ chức tại trung tâm Festhalle, thành phố Frankfurt, Đức từ ngày 16-21 tháng 11[62] với tổng giải thưởng cố định lên tới 3 triệu $ (tiền đóng góp từ khán giả sẽ được Valve thu trực tiếp)[63]. Đội OG là đội giành chiến thắng giải Major đầu tiên sau chiến thắng 3-1 trước đội Secret ở trận chung kết[64][65].

The International

Ảnh chụp trận chung kết The International 2015 tại Key Arena, Seattle, Washington D.C., Mỹ.

Natus Vincere của Ukraina là đội vô địch giải The International mùa đầu tiên (2011) sau khi đánh bại đội EHOME từ Trung Quốc với tỉ số 3-1 ở trận chung kết[66]. Invictus Gaming của Trung Quốc là đội vô địch The International mùa thứ 2 (2012) sau khi đánh bại chính Natus Vincere 3-1 ở trận chung kết. Mùa giải The International thứ 3, Natus Vincere một lần nữa là đội á quân sau khi để thua trước đội [A]lliance tới từ Thụy Điển với tỉ số 3-2[67][68]. Tại trận chung kết The International 4, NewBee từ Trung Quốc đã đánh bại đối thủ đồng hương là Vici Gaming với tỉ số 3-1[55]. Năm 2015, Evil Geniuses từ Mỹ cũng giành chiến thắng 3-1 trước CDEC Gaming để giành được giải thưởng lớn nhất ngành công nghiệp thể thao điện tử từ trước tới nay với 6,6 triệu $[69]. Wings Gaming từ Trung Quốc là đội vô địch năm 2016, còn Team Liquid từ châu Âu là đội vô địch mùa 2017. Trước năm 2019, chưa có đội chơi nào vô địch đến lần thứ hai, cũng như chưa có người chơi nào hai lần đăng quang. Cả hai điều này bị OG phá vỡ bởi khi đội bảo vệ thành công chức vô địch vào năm 2019, đồng thời cả 5 thành viên của OG cũng là những người đầu tiên hai lần nâng cao khiên vô địch.

MùaĐịa điểmThời gianTổng giá trị giải thưởngKết quả
1Gamescom, Cologne, Đức17-21 tháng 8 năm 20111.600.000 USDNatus Vincere 3-1 EHOME
2Benaroya Hall, Seattle, Washington, Mỹ26 tháng 8 - 2 tháng 9 năm 20121.600.000 USDInvictius Gaming 3-1 Natus Vincere
3Benaroya Hall, Seattle, Washington, Mỹ7-11 tháng 8 năm 20132.874.380 USDThe Alliance 3-2 Natus Vincere
4KeyArena, Seattle, Washington, Mỹ18-21 tháng 7 năm 201410.931.105 USDNewBee 3-1 Vici Gaming
5KeyArena, Seattle, Washington, Mỹ3-8 tháng 8 năm 201518.416.970 USDEvil Geniuses 3-1 CDEC Gaming
6KeyArena, Seattle, Washington, Mỹ8-13 tháng 8 năm 201620.770.460 USDThe Wings Gaming 3-1 Digital Chaos
7KeyArena, Seattle, Washington, Mỹ7-12 tháng 8 năm 201724.787.916 USDTeam Liquid 3-0 Newbee
8Roger Arena, Vancouver, British Columbia, Canada15-25 tháng 8 năm 201825.532.177 USDOG 3-2 PSG.LGD
9Mercedes-Benz Arena, Thượng Hải, Trung Quốc15-25 tháng 8 năm 201934.330.068 USDOG 3-1 Team Liquid

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dota_2 http://www.businesswire.com/news/home/201211070069... http://www.destructoid.com/a-change-of-plans-at-va... http://www.destructoid.com/composer-jason-hayes-jo... http://www.destructoid.com/review-dota-2-258506.ph... http://dota2.com/ http://blog.dota2.com/2010/11/dota-2-qa/ http://blog.dota2.com/2012/06/introducing-the-dota... http://blog.dota2.com/2013/08/alliance-wins-allian... http://blog.dota2.com/2015/04/the-dota-major-champ... http://blog.dota2.com/2015/09/announcing-the-frank...